Chú thích Cù_lao_Phố

  1. Thông tin thêm: Tối ngày 6 tháng 2 năm 2011 tại cầu Ghềnh đã xảy ra tai nạn giao thông thảm khốc giữa xe lửaxe ô tô
  2. Theo GS. Nghiêm Toản, thì: Đông Phố, thực ra là "Giản Phố", vì lẽ chữ "Giản" và chữ "Đông" viết theo chữ Hán nét gần giống nhau, chỉ khác hai chấm thay vì một nét. Truy thêm, "Giản Phố" do "Giản Phố Trại" mà ra, và "Giản Phố Trại" tức là "Cambodia" do người Tàu âm ra tiếng của họ và vẫn đọc "Kan-pou-tchai", tức "Cambodge" (Campuchia) ngày nay. Như vậy, nên gọi "Giản Phố" hơn là "Đông Phố", nhưng cái gì cũng không mạnh hơn thông tục. Theo
  3. Trịnh Hoài Đức giải thích: "Cù Châu là nói địa thế khuất khúc hình như con rồng có sừng (Hoa Cù) uốn giỡn với nước nên nhân đó gọi tên" (Gia Định thành thông chí).
  4. Nông Nại đại phố tức là "Chợ Lớn của xứ Đồng Nai". Đồng Nai âm theo tiếng Quảng Đông là Nông Nại, do họ không phát âm được chữ "Đ" trong địa danh Đồng Nai.
  5. Bàn Lân hay Bàng Lân, sau đổi thành Tân Lân, có nghĩa là "Xóm Mới". Theo nhà văn Sơn Nam thì Bàn Lân là tiếng bằng lăng (một loại cây bản địa, trổ bông tím đẹp) nói trại ra (Cù lao Phố - Cảng biển đầu tiên ở Nam Bộ trong sách "Nam Bộ xưa và nay", Nhà xuất bản. TP. HCM, 2005, tr. 121).
  6. Nguyễn Tạo dịch, Quyển Thượng, phần Biên Hòa, Nha Văn Hóa Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1959, tờ 25.
  7. Gia Định thành thông chí, mục Xuyên sơn chí.
  8. Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nhà xuất bản Văn nghệ, TP. HCM, 1994, tr.30.
  9. Xem chi tiết trong bài của Huỳnh Ngọc Trảng và báo Đồng Nai
  10. Đi và Viết. Tạp chí Xưa & Nay - Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2008, tr. 99.
  11. Trước sự kiện này, có thể vì lý do kinh tế, một bộ phận của nhóm Trần Thượng Xuyên, từ xã Thanh Hà ở Cù lao Phố (thuộc Trấn Biên), tự tách ra để đến ở trung tâm quận 5, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, và thành lập xã Minh Hương vào năm 1698, đúng như Trịnh Hoài Đức đã ghi: "Từ đó, con cháu người Tàu...ở Phiên Trấn lập thành xã Minh Hương rồi ghép vào sổ hộ tịch". Năm 1885, Trương Vĩnh Ký chỉ rõ: "Địa phận nằm giữa đường Marins (xưa là Đồng Khánh, nay là Trần Hưng Đạo) với mé rạch Chợ Lớn, là nơi trú ngụ của người Minh Hương. Còn đền Trần Tướng quân, thờ Trần Thượng Xuyên, là lãnh tụ người Hoa sang tị nạn ở Việt Nam từ 1679 rồi nhận chức quan với chúa Nguyễn và có công lập chợ phố ở Sài Gòn". Như vậy có thể nói, năm 1778 không phải là niên đại khai sinh của Chợ Sài Gòn tức Chợ Lớn ngày nay, mà rất có thể là thời điểm người Việt gốc Hoa ở xã Thanh Hà tự sáp nhập với xã Minh Hương mà thôi...(sách Địa chí văn hóa TP. HCM phần Lịch sử, Nhà xuất bản. TP. HCM, 1987, tr. 164-165).
  12. Chùa Đại Giác được xây dựng vào hậu bán thế kỷ 17, nhưng chưa biết do ai và vào năm nào. Khoảng thời gian chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh) trung hưng ở Gia Định ([1778]-1801), chúa cùng hoàng gia có thời gian tạm ngụ ở chùa Đại Giác. Con gái thứ ba của chúa là Ngọc Anh sau đó xin tu tại đây. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua ở Huế. Nhớ ơn xưa, nhà vua ra lệnh trùng tu và còn cho mang voi đến nện nền chùa, vì vậy chùa được người dân gọi là chùa Tượng. Ngoài ra, vua còn gửi cúng một tượng Phật A-di-đà bằng gỗ thật to, cao 2,25m nên chùa còn có một tên nữa là chùa Phật Lớn.(theo Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nhà xuất bản. TP.HCM, 1995, tr.257-258).

Liên quan